Ngày Đăng : 16/09/2022 

Tác Giả : Admin



Quản lý các thuốc nguy cơ cao trong thực hành lâm sàng tại Bệnh viện



1.Tổng quan về thuốc nguy cơ cao

1.1. Định nghĩa

Thuốc nguy cơ cao (High alert medications – HAMs) là thuốc có khả năng gây ra tổn hại đáng kể cho bệnh nhân nếu gặp sai sót trong quá trình sử dụng. Mặc dù tần suất sai sót liên quan đến các thuốc này không thường xuyên hơn những thuốc khác nhưng hậu quả của việc xảy ra sai sót có thể rất nghiêm trọng trên bệnh nhân.

1.2. Nguyên lý xác định các thuốc HAMs tại các cơ sở y tế

Không có danh mục tiêu chuẩn nào các thuốc nguy cao chung cho các cơ sở y tế. Danh mục các thuốc HAMs được thiết lập dựa trên phần lớn là các  báo cáo sai sót y khoa hoặc phản ứng có hại nghiêm trọng tại chính các cơ sở y tế đó.

Để đánh giá các yếu tố nguy cơ có thể gây các sai sót tiềm tàng trên những thuốc nguy cơ cao có thể sử dụng bộ câu hỏi sau:

  • Thuốc nào được báo cáo với sai sót y khoa nghiêm trọng tại cơ sở y tế của bạn?
  • Thuốc đó có sử dụng trên các đối tượng bệnh nhân nguy cơ cao như trẻ sơ sinh, bệnh nhân hồi sức, cao tuổi?
  • Thuốc đó có nhiều dạng bào chế khác nhau hay không?
  • Có nên giới hạn số lượng loại nồng độ/hàm lượng của thuốc đó?
  • Thuốc đó có sử dụng đúng theo chỉ định?
  • Thuốc đó có giới hạn liều tối đa hay không?
  • Liều lượng thuốc đó có dựa trên cân nặng hay không?
  • Đường dùng của thuốc có được xem xét nguy cơ cao hay không?
  • Tốc độ truyền của thuốc có bị giới hạn hay không?
  • Có khuyến cáo về việc kiểm tra chéo đối với thuốc đó không?
  • Thuốc đó có yêu cầu chỉ những người có nghiệp vụ mới sử dụng không?
  • Có yêu cầu theo dõi đặc biệt khi sử dụng thuốc đó không?
  • Có yêu cầu nhãn phụ cảnh báo hay không?

1.3. Các nhóm thuốc HAMs thường gặp

Nhìn chung mỗi hoạt chất đều có nguy cơ tiềm tàng gây phản ứng bất lợi cho người sử dụng. Tuy nhiên do đặc tính dược lý của một số nhóm thuốc có thể có nguy cơ cao hơn gây hại nghiêm trọng trên bệnh nhân nếu xảy ra sai sót trong quá trình sử dụng. Danh mục các nhóm thuốc nguy cơ cao (TNCC) không có sự tương đồng giữa các quốc gia và đơn vị. Trong phạm vi của bài chúng tôi xin tham khảo danh mục các nhóm TNCC từ Viện thực hành An toàn thuốc Hoa Kỳ (ISMP) năm 2018 như bảng 1:

2.Xây dựng danh mục TNCC tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Việc xây dựng  danh mục TNCC phụ thuộc vào từng đơn vị, đặc điểm sử dụng thuốc, các báo cáo sự cố y khoa (ME) và các báo cáo phản ứng có hại của thuốc (ADR) cũng như đặc tính dược lý của các nhóm thuốc. Tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 danh mục TNCC được xây dựng theo sơ đồ như hình 1:

blank

3.Danh mục thuốc nguy cơ cao tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 danh mục TNCC được chia thành 10 nhóm, gồm 55 hoạt chất:

  • Tim mạch: 5 hoạt chất
  • Heparin và chống đông: 6 hoạt chất
  • Ưu trương, điện giải: 4 hoạt chất
  • Opioid và hướng thần: 3 hoạt chất
  • Nhiễm trùng: 4 hoạt chất
  • Gây mê và giãn cơ: 4 hoạt chất
  • Thuốc an thần: 02 hoạt chất
  • Insulin: tất cả các loại
  • Cản quang: 2 hoạt chất
  • Hóa chất: 24 hoạt chất

Tập hợp các chữ cái đầu tiên của mỗi nhóm sẽ thu được từ viết tắt “THƯƠNG TÍCH” để dễ nhớ như Hình 2.

blank

4.Các biện pháp quản lý thuốc nguy cơ cao

4.1. Quản lý thuốc nguy cơ cao

  • Xây dựng danh mục các thuốc nguy cơ cao trong đơn vị.
  • Danh mục thuốc nguy cơ cao phải được phổ biến tới nhân viên y tế tại cơ sở y tế đó.
  • Thuốc nguy cơ cao nên được dán nhãn “Thuốc nguy cơ cao” trên giá bảo quản, túi sản phẩm hoặc những ống, lọ đã mất bao bì cấp 2.
  • Sử dụng nhãn cảnh báo bằng hình ảnh/bằng chữ hoặc phong bì cảnh báo thuốc nguy cơ cao.
  • Bất kỳ có sự thay đổi về tên biệt dược, màu sắc, dạng bào chế của thuốc nguy cơ cao đều phải thông tin tới người sử dụng càng sớm càng tốt.
  • Các thuốc được xác định là thuốc nguy cơ cao nên có chiến lược nhằm ngăn ngừa các sai sót nghiêm trọng.
  • Phiếu đánh giá an toàn sử dụng thuốc (Medication Safety Self – Assessment
  • ) đối với các thuốc nguy cơ cao nên được xem xét lại thường quy.
  • Việc chỉ định, cấp phát và sử dụng các thuốc nguy cơ cao trên lâm sàng cần được thực hiện theo các cách/phương thức đã được chứng minh an toàn.
  • Các thuốc nguy cơ cao phải được kiểm tra chéo trước khi chuẩn bị, cấp phát và sử dụng cho bệnh nhân.
  • Thiết lập hệ thống để đảm bảo thuốc được chuẩn bị bởi một nhân viên y tế và sau đó được kiểm tra lại bởi một nhân viên y tế khác.
  • Tất cả các thuốc nguy cơ cao xuất từ khoa dược phải được kiểm tra chéo bởi nhân viên khác của khoa dược trước khi cấp phát với mục đích đảm bảo an toàn và chính xác.
  • Tất cả các trang thiết bị sử dụng để chuẩn bị và/hoặc sử dụng các thuốc nguy cơ cao nên kiểm định và duy trì theo các quy trình thao tác chuẩn (SOP).
  • Sử dụng các biện pháp kiểm soát an toàn kỹ thuật khi thích hợp. Ví dụ như sử dụng bơm xylanh uống cho thuốc dạng lỏng (uống), hệ thống máy tính.
  • Xây dựng và duy trì danh mục LASA.
  • Theo dõi và báo cáo phản ứng có hại của thuốc (ADR) và các sai sót y khoa liên quan đến thuốc nguy cơ cao.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN 

Thông Tin Liên Hệ :

BỆNH VIỆN QUÂN Y 7B BIÊN HÒA ĐỒNG NAI - CỤC HẬU CẦN QUÂN KHU 7
Số ĐKKD/MST : 3601575368 Cấp Ngày 07/04/2009
Nơi Cấp : Cục Thuế Tỉnh Đồng Nai
Địa Chỉ : 1137 Đường Nguyễn Ái Quốc, Phường Tân Tiến, Biên Hòa, Đồng Nai

ĐT : 02513 99 60 60

Email : bvquany7b@gmail.com

 

Kết Nối Fanpage Facebook